Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Mầm đậu nành óc gây ung thư ở phụ nữ bệnh thận

Lâu nay mọi người vẫn truyền tai nhau là mầm đậu nành gây ung thư. Đây là suy nghĩ sai lầm và phản khoa học. Mầm đậu nành thực ra rất tốt với phụ nữ bệnh thận


Đánh đồng Mầm đậu nành với liệu pháp hormone thay thế HRT là sai một cách căn bản

Sở dĩ có ý kiến cho rằng đậu nành và tinh chất mầm đậu nành gây ung thư là do sự hiểu biết chưa đầy đủ về phytoestrogen và nhầm lẫn cho rằng phytoestrogen là giải pháp HRT (Hormon thay thế).

Theo định nghĩa tại website www.webmd.com thì HRT là viết tắt của Hormone replacement therapy tức là liệu pháp sử dụng hormone thay thế estrogen và progesterone giống với hormone nội sinh của cơ thể - để điều trị triệu chứng thiếu hụt estrogen.

Liệu pháp này thường được các bác sĩ kê toa cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc phụ nữ cắt buồng trứng .

Trong đậu nành chứa isoflavone được xác định là một dạng kích thích tố nữ gần giống với hormone estrogen của cơ thể, tuy nhiên các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng đây là phytoestrogen chứ không phải estrogen, có cấu trúc phân tử gần giống nhưng hoạt tính sinh học lại khác nhau rất nhiều.

Do đó phát biểu cho rằng “sử dụng hormone thay thế (HRT) từ tinh chất mầm đậu nành hay bất cứ các loại hạt, cây nào khác “ là sai một cách cơ bản về mặt khoa học vì phytoestrogen từ tinh chất mầm đậu nành không phải là hormone thay thế.

Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mầm đậu nành gây ung thư

Để đưa ra kết luận trong lĩnh vực y học, dược học luôn đòi hỏi các kết quả nghiên cứu lâm sàng bài bản và kỹ lưỡng.

Trong đó kết quả nghiên cứu cần thực hiện qua đủ 4 bước: Bước 1 là nghiên cứu thực hiện ở cấp độ tế bào; Bước 2 là nghiên cứu trên động vật (chuột, thỏ); Bước 3 là nghiên cứu trên một nhóm nhỏ người; Bước 4 là nghiên cứu đánh giá trên diện rộng (5000-10.000 người).

Chỉ có thể khẳng định mầm đậu nành gây ung thư khi các nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên người sử dụng cho thấy trước khi sử dụng không bị ung thư, nhưng sau khi sử dụng lại bị ung thư. Và nghiên cứu này cần đủ lớn (từ 5000-1000 người) thì mới thực sự có độ tin cậy.

Tuy nhiên cho đến nay chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào được thực hiện trên diện rộng đủ để chứng minh rằng isoflavone từ đậu nành khiến cho người sử dụng từ chỗ không có u trở thành có u, từ chỗ không ung thư trở thành ung thư? Vậy cơ sở nào để kết luận “Mầm đậu nành có nguy cơ gây ung thư”?

MY FAMILY
MY FAMILY

This is a short biography of the post author. Maecenas nec odio et ante tincidunt tempus donec vitae sapien ut libero venenatis faucibus nullam quis ante maecenas nec odio et ante tincidunt tempus donec.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog